Vì sao giá điện tăng gần 5%?

Giá điện tăng sau thời gian dài duy trì bán dưới giá thành sản xuất, nhằm cân bằng tài chính cho ngành điện. Ảnh: EVN

 
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết giá thành sản xuất điện thời gian qua chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có quyết định tăng giá bán lẻ điện bình quân thêm 4,8% từ 2.006,79 đồng/kWh lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT), áp dụng từ ngày 11/10.

Theo Quyết định 05, về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, có hiệu lực từ 26/3, giá điện được điều chỉnh khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên so với mức hiện hành. Lý do điều chỉnh giá điện đầu tiên là giá bán bán bình quân thực tế đã biến động trên 3%, mức được điều chỉnh theo Quyết định này.

Thực tế, quy định trước đây và hiện hành đều có cơ chế để điều chỉnh giá điện mỗi 3 hoặc 6 tháng, nếu giá thành tăng từ 3% trở lên. Nhưng quá trình thực thi không diễn ra như vậy. Chẳng hạn, từ 2017 đến nay, giá điện được điều chỉnh 4 lần, vào 2017 (tăng 6,08%), 2019 là 8,36%. Giá này được giữ trong 4 năm, tới tháng 5 và 11/2023 mới tăng thêm lần lượt 3% và 4,5%.

Nguyên nhân tăng giá điện tiếp theo nhằm giải bài toán cân bằng tài chính cho EVN. Với giá điện bán ra của năm 2023, tập đoàn này đang bán dưới mức giá thành sản xuất kinh doanh là 135,33 đồng một kWh, tương đương với 6,92%, theo Bộ Công Thương.

Theo báo cáo của EVN, giá than năm 2023 tăng 22-74%, dầu thô cao hơn 39-47% so với bình quân 2020-2021. Tương tự, tỉ giá cũng tăng 1,9% so với năm 2022. Việc này làm tăng chi phí mua điện hoặc nhiên liệu theo hợp đồng bằng ngoại tệ (USD) như tại các nhà máy nhiệt điện khí, than hay nguồn nhập khẩu từ Lào và các nhà máy điện tái tạo.

Giá thành sản xuất và bán lẻ điện bình quân khác với giai đoạn 2016-2021, giá điện bán lẻ bình quân 2022-2023 thấp hơn chi phí sản xuất

Trong giai đoạn vừa qua, EVN phải đối mặt với những biến động lớn do thời tiết, cụ thể là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino, dẫn đến việc giảm tỉ trọng nguồn điện giá rẻ từ thủy điện. Tỉ lệ nguồn thủy điện đã giảm từ 38% xuống còn 30,5%, trong khi nguồn nhiệt điện (than, khí) đã tăng từ 35,5% lên 43,8%. Điều này không chỉ làm tăng chi phí mà còn khiến EVN phải huy động tối đa nguồn nhiệt điện để đảm bảo cung ứng điện.

Theo chuyên gia, EVN lỗ kéo dài sẽ ảnh hưởng uy tín tài chính khi vay vốn quốc tế. Bởi, xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp này sẽ bị hạ thấp, dẫn tới khó thu xếp hoặc tiếp cận nguồn vốn có lãi suất ưu đãi. Việc này sẽ gây khó khăn cho triển khai quy hoạch phát triển điện trung, dài hạn.

Ngoài ra, giá điện hiện nay cũng đang phải gánh chịu nhiều áp lực từ các mục tiêu đa dạng như bù đắp chi phí, khuyến khích đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, và kiểm soát lạm phát. Việc bù chéo giữa các nhóm sử dụng điện và giữa các vùng miền vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc điều chỉnh giá điện cần có kế hoạch rõ ràng và lộ trình hợp lý để đảm bảo tính ổn định cho thị trường cũng như kiểm soát lạm phát. Sự cân nhắc kỹ lưỡng trong từng bước điều chỉnh giá sẽ giúp EVN vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, vừa thực hiện đúng trách nhiệm với xã hội.

Có thể bạn quan tâm:

HSBC nâng dự báo GDP cho năm 2024 lên 7,0%

Nguồn VnExpress

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.


<!–Inread Ambient, HIDE 24-4-2020, Script tag (include before the closing tag)–>
<!–Script tag (include before the closing tag)–>

Rate this post
Scroll to Top
Contact